BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH TRÊN GIA CẦM (CRD)

 1. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH TRÊN GIA CẦM (CRD)

     Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên gà gây ra bởi nhóm vi sinh vật liên quan đến viêm phổi pleuropneumonia-like organism (PPLO).
Có đến hơn 100 loài vi sinh vật Mycoplasma, 23 loài phát hiện ở gia cầm, trong đó có 4 loài gây bệnh làm thiệt hại kinh tế cho bà con chăn nuôi, đó là Mycoplasma gallisepticum (MG), Mycoplasma synoviae (MS) nhiễm bệnh cho gà ta và gà công nghiệp, Mycoplasma meleagridis (MM) và Mycolasma iowae (MI) chỉ gây bệnh cho gà tây.

     Ở gà hướng thịt vi sinh vật M. gallisepticum gây bệnh CRD và thiệt hại nặng hơn khi bội nhiễm với vi khuẩn khác như E. coli, các virus làm suy giảm miễn dịch (Marek, IB, ND, IBD..), các yếu tố môi trường chăn nuôi như bụi, khí ammoniac, mật độ nuôi…Trong khi đó M. synoviae gây ra viêm hô hấp nhẹ và gà thường bị viêm, sưng khớp. Ở gà đẻ trứng nhóm vi sinh vật gây bệnh này làm giảm tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở và chất lượng vỏ trứng. 

       Vi sinh vật gây bệnh có khả năng lây truyền qua trứng nhưng cũng có thể lây từ gà sang gà qua dịch tiết hô hấp và phân, nền chuồng. Triệu chứng bao gồm dịch rỉ mũi, hen, vảy mỏ và sưng mặt.

                 

Hình 1: Màng mủ, viêm nội tạng bội nhiễm E.coli (CCRD).                   Hình 2: Viêm túi khí do MG (CRD)

       Viêm hô hấp mạn tính (CRD) không phải là vấn đề quá lớn tuy nhiên khi bột nhiễm với vi khuẩn  E.coli sẽ gây ra dịch viêm hô hấp phức hợp (CCRD) tỷ lệ gà chết cao và tỷ lệ gà còi, loại thải tăng lên.

       Chiến lược kiểm soát thiệt hại CRD, CCRD trên gà cần kết hợp giữa các biện pháp quản lý chăm sóc, sử dụng vaccine và kháng sinh phòng và điều trị. Chăm sóc gà giai đoạn úm, đảm bảo mật độ, nhiệt độ, thông thoáng, nền chuồng quyết định đến mức độ thành công trong trong phòng và làm giảm tác hại của bệnh. Nhập gà con 1 ngày tuổi từ đàn giống âm tính với Mycoplasma đóng vai trò quan trọng để kiểm soát CCRD. Làm vaccine cho đàn gà bố mẹ để giảm triệu chứng và thiệt hại cho đàn gà thịt. Sử dụng kháng sinh cũng được tiến hành trong chương trình thanh toán và phòng CRD, CCRD ở cả đàn bố mẹ và đàn gà thịt.

      Các loài vi sinh vật Mycoplasma chủ yếu mẫn cảm với các dòng kháng sinh macrolide (ramphenicol), tetracycline và quinolone.

2. GIẢI PHÁP TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH:

        LINSPEC MAX là sản phẩm được thiết kế và sản xuất bởi AgriViet, Co, JSC. Thành phần kháng sinh bao gồm Lincomycin 20% (mẫn cảm với các loài Mycoplasma), và Spectinomycin 20% (mẫn cảm với Mycoplasma cũng như vi khuẩn E. coli, Salmonella). Được sử dụng để phòng và điều trị CRD, CCRD trên gia cầm. 

VI KHUẨN MẪN CẢM

Lincomycin(20%)

Spectinomycin(20%) 

Mycoplasma spp

Mycoplasma spp

Staphilococus

Salmonella

Clostridium

E.coli

Streptococcus

Pasteurella

            Liệu trình sử dụng: 5-7 ngày theo đường nước uống, 1 kg Linspec Max cho 20 tấn trọng lượng gà. Sử dụng trong giai đoạn úm và khi gà có triệu chứng bệnh.

        Lưu ý: Trong điều trị nên kết hợp với sản phẩm Chypsin để nâng cao được hiệu quả và rút ngắn được thời gian trong liệu trình.

                                                   

                                                   Linspec Max của Agriviet

 

                                                          

                                                        Chypsin của Agriviet