HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY PHỨC HỢP TRÊN BÊ -Giải pháp kiểm soát toàn diện 

     Tầm quan trọng
      Tiêu chảy trên bê là bệnh rất phổ biến và là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi đại gia súc. Năm 2007, báo cáo của Hệ thống giám sát sức khỏe vật nuôi quốc gia (NAHMS) Hoa Kỳ báo cáo rằng 57% số ca tử vong trên bê là do tiêu chảy, và hầu hết xảy ra trên bê dưới 1 tháng tuổi. Tiêu chảy trên bê trong thời gian hậu bị gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và khả năng sinh sản của bò sữa sau này. Theo Elba Lorenzen (2014), tỷ lệ tiêu chảy trung bình trên bê từ 1 đến 180 ngày tuổi ở Đan Mạch khoảng 18%, bê có lịch sử từng bị tiêu chảy trong 180 ngày tuổi đầu tiên thì tuổi đẻ bê con đầu tiên tăng thêm 20 ngày, sản lượng sữa trong lứa 1 giảm 1.14 kg ECM (Energy Correct Milk)/ngày, thiệt hại ước tính từ 84 – 261 DKK/bò sữa mỗi năm (tương đương 290.000 – 908.000 VNĐ/bò sữa mỗi năm). Aghakeshmiri và cộng sự (2017) cho biết rằng, bê không tiêu chảy trong 1 tháng tuổi thì tuổi đẻ bê con đầu tiên sẽ rút ngắn hơn 10 ngày.
Các nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy trên bê


 

       Có 03 nhóm nguyên nhân chính gồm có: (1) Quy trình chăn nuôi, (2) Sinh lý và (3) Vi sinh vật bao gồm Virus, Vi khuẩn và Nguyên bào gây ra tình trạng tiêu chảy trên bê, thậm trí khi các nguyên nhân này đồng thời tác động sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy diễn tiến càng thêm phức tạp (Hội chứng tiêu chảy phức hợp).
⦁    Quy trình chăn nuôi

      Khi tỷ lệ tiêu chảy gia tăng đột biến, đồng loạt ở các tuần tuổi bê thì rất có thể nguy cơ chính nằm ở quy trình vệ sinh uống sữa. Tất cả các vật dụng như bình bú, núm bú, xô sữa, máng cám, xô nước, thậm trí đôi khi nguy cơ đến từ xô đựng sữa non (Colostrum) nếu như quy trình vệ sinh dụng cụ không được đánh giá nghiêm ngặt theo phương pháp HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points).
Điểm mấu chốt trong quy trình vệ sinh dụng cụ uống sữa:

      Bình quân, sữa bò có chứa khoảng 3.6% chất béo (Lipid) và 3.2% chất đạm (Protein). Chất béo thường bám dính nhiều trên các dụng cụ đựng sữa như bình bú, xô sữa. Trong khi đó, chất đạm thường dễ bị biến tính ở nhiệt độ cao, do vậy, nếu rửa dụng cụ uống sữa bằng nước nóng cần chú ý đến nhiệt độ của nước để tránh làm biến tính protein tạo thành mảng bám trên các dụng cụ uống sữa.

       Quy trình vệ sinh dụng cụ uống sữa căn bản như sau:
Bảng 1: Giới hạn chịu đựng của vi sinh vật 
(McKellar (1999), Miller (1994), Brynestad (2002) và Warnes (2003))

       Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh phổ biến trên bê điều không chịu đựng được pH acid và nhiệt độ cao (=60°C, Bảng 1)
    Sinh lý: 
       Trong tự nhiên, bê con sinh ra được nuôi dưỡng bởi nguồn sữa từ mẹ đẻ nên ngay từ sữa non (colostrum), cũng như toàn bộ sữa sử dụng tới lúc cai sữa cũng phù hợp và tối ưu nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của bê. Tuy nhiên, trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, đối với các trang trại lớn, việc sử dụng sữa non bảo quản lạnh hoặc cấp đông là giải pháp khả thi nhất để nuôi dưỡng đàn bê quy mô lớn. Thành phần sữa không đồng nhất, đôi khi có xáo trộn là nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy sinh lý trên bê trong tháng tuổi đầu tiên. 

        Sử dụng men Lacto-Max Plus giúp ổn định hệ vi sinh vật đường ruột trên thú non. Với công thức đặc biệt gồm các lợi khuẩn Probiotic và các Enzyme tối ưu, Lacto-Max Plus giúp tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, hạn chế tiêu chảy trên bê sơ sinh giúp tăng trọng bê nhanh và rút ngắn thời gian cai sữa.
⦁    Vi sinh vật

       Theo Foster và cộng sự (2009), Escherichia coli (ETEC), Cryptosporidium parvum, rotavirus và coronavirus là những nguyên nhân truyền nhiễm quan trọng gây tiêu chảy trên bê. 

       Ở Việt Nam, Rotavirus là nguyên nhân truyền nhiễm chủ yếu gây tiêu chảy trên bê dưới 1 tháng tuổi. Biểu hiện lâm sàng khi nhiễm Rotavirus là tiêu chảy phân lỏng màu vàng hoặc nâu, thường gặp ở giai đoạn dưới 3 tuần tuổi, mạnh nhất là giai đoạn 6-10 ngày tuổi.
        Berge và cộng sự (2009) thấy rằng, bổ sung sữa non (colostrum) vào sữa cho bê trong 2 tuần tuổi đầu tiên có thể làm giảm tiêu chảy, giảm sử dụng kháng sinh và giúp tăng trọng của bê tốt hơn trong 28 ngày tuổi đầu tiên. Bổ sung liên tục 0.8% colostrum từ đàn bò sữa có tiêm phòng vắc xin rotavirus giúp bảo vệ 80% bê khỏi tình trạng tiêu chảy do rotavirus (Parreno và cộng sự, 2010).
Kết quả thử nghiệm LACTO-MAX Plus và NeoDrinkS:
Nội dung thử nghiệm:
⦁    Colostrum: Bổ sung 20ml/lần uống sữa (1%), từ 2 – 7 ngày tuổi nhằm cung cấp kháng thể bề mặt IgA + IgG phòng Rotavirus (Berge, 2009).
⦁    LACTO-MAX Plus: Bổ sung 10g/lần uống từ 2 – 7 ngày tuổi. Uống 2 lần/ngày.
⦁    NeoDrinkS: Bổ sung acid béo mạch vừa (MCTs) cung cấp năng lượng cho Bê.
⦁    Bố trí thí nghiệm: 40 bê cái được phân vào 2 lô đồng đều về thể trạng và độ tuổi: 
Lô đối chứng 20 con – Không bổ sung

*⦁    Lô AGRIVIET 20 con – Bổ sung Colostrum, LACTO-MAX Plus và NeoDrinkS

 Chỉ tiêu theo dõi: 
⦁    Tỷ lệ tiêu chảy
⦁    Số ngày bê tiêu chảy
⦁    Thể trạng 
⦁    Tăng trọng

Kết quả:

DVM. Hoàng Văn Tùng,

Bộ phận chăm sóc khách hàng cao cấp – AGRIVIET J.S.C.

Phone/WhatsApp: +84-976521357 Email: hoangtung.nlu@gmail.com

-----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo

1. USDA. Dairy 2007 Part II: Changes in the U.S. Dairy Cattle industry, 1991-2007. Pp. 57-61, USDA-APHIS-VS, CEAH, Fort Collins, 2008

2. Elba Lorenzen (2014), Occurrence and effects of calfhood diarrhea and respiratory diseases in dairy herds, Aarhus University.

3. Aghakeshmiri, F., Azizzadeh, M., Farzaneh, N., & Gorjidooz, M. (2017). Effects of neonatal diarrhea and other conditions on subsequent productive and reproductive performance of heifer calves. Veterinary research communications, 41(2), 107-112.

4. McKellar, R. C., & Knight, K. P. (1999). Growth and survival of various strains of enterohemorrhagic Escherichia coli in hydrochloric and acetic acid. Journal of food protection, 62(12), 1466-1469.

5. Miller, L. G., & Kaspar, C. W. (1994). Escherichia coli O157: H7 acid tolerance and survival in apple cider. Journal of Food Protection, 57(6), 460-464.

6. Brynestad, S., & Granum, P. E. (2002). Clostridium perfringens and foodborne infections. International journal of food microbiology, 74(3), 195-202.

7. Warnes, S., & Keevil, C. W. (2003). Survival of Cryptosporidium parvum in faecal wastes and salad crops.

8. Foster, D. M., & Smith, G. W. (2009). Pathophysiology of diarrhea in calves. Veterinary Clinics of North America: Food Animal Practice, 25(1), 13-36.

9. Berge, A. C. B., Besser, T. E., Moore, D. A., & Sischo, W. M. (2009). Evaluation of the effects of oral colostrum supplementation during the first fourteen days on the health and performance of preweaned calves. Journal of Dairy Science, 92(1), 286-295.

10. Parreño, V., Marcoppido, G., Vega, C., Garaicoechea, L., Rodriguez, D., Saif, L., & Fernández, F. (2010). Milk supplemented with immune colostrum: Protection against rotavirus diarrhea and modulatory effect on the systemic and mucosal antibody responses in calves experimentally challenged with bovine rotavirus. Veterinary immunology and immunopathology, 136(1-2), 12-27.